09 December 2017

thumbnail

The Duties of the Able Seaman !

If you are Able Seaman , You must execute all orders given by Chief Officer, Officer of the Watch, and Bosun.

- Your duties are keeping the watch on bridge, at anchor, in port, cargo handling, check daily fresh water, ballast remain onboard and consumption , engage in mooring handling at forward(forecastle) or poop deck, engage in maintenance works. For specification, what will you do?
- When engage in navigation watch, you will assist for Officer on watch. Your position is on bridge. At sea, Officer of the watch can order to you steering the ship, keep look out or cleaning, switch on/off navigation
lights, not under command lights/signals. Patrol around the ship, check bilge sounding when ordered...when the ship arrives port, you must prepare flag "G" for pilot require, "H" flag, Ship registered flag, "Q" flag.hoist up flags on the Mast as required.
- When you keep the watch at anchor, you will assist for Officer of the watch. Your position is on deck or bridge. Switch on/off anchor lights, hoist anchor ball. Pay attention to all information on VHF relating to your
ship. Take care of using Whistle/Flash lights to warn for ships moving arround and near your ship. Look out Distance from your ship to others. Report in time to Officer on watch for all information on VHF relating to your ship, weather information, tide, movement of your ship.
- When keeping watch in port, you will assist to Officer on watch. Your position is at Gangway. You must hoist/lower down flag daily. Pay attention to Gangway, security of the ship, monitor person embarked/Disembarked. Report to Officer on watch or Master all informations relating to your ship or authorized persons. Switch on/off lights or flag signal for Dangerous Goods onboard or Bunkering. Adjust Mooring ropes. Take care of Fenders between ship and habour. Pay attention and warn to all crews when working on high position, overboard, in holds, welding or cutting works...
- In Cargo handling watch, you will assist to Officer on watch. Your position is arround cargo holds. You must know about kind of cargo, hold position to be loaded or discharged. For loading, cargo hold must be clean not depend on cargo loaded. Before entering in hold, it must be ventilated properly. At night, you must provide cargo lights in hold. Observe weather and close hatch covers before raining. Instruction to every body avoiding stand under the cargo stack, not to smoke in hold. When loading or discharging Dangerous cargo or flammable cargo, standby fire fighting equipments and first Aids. Before close cargo hatch cover, make sure for safety of fire prevention and not remaining any crew inside.
- When ordered to take soundings, you must know thoroughly positions of sounding holes. Normally, you should take sounding of cargo hold bilge, ballast tanks, fresh water tanks on daily. The marking of sounding holds usually marked on sounding pipes. sounding holes of cargo bilge are distributed beside the head of each cargo hold. sounding holes of ballast tanks and fresh water tanks are distributed at edge of each tank at aft part . You can refer to "general arrangement plan" or "capacity plan" posted on lobby to know corect positions of their sounding holes. As regulation, you should use particular sounding rule to take sounding of fresh water tanks. All sounding data must be record into sounding record book. There have " sounding record book of cargo bilge", "sounding record book of ballast tanks", " sounding record book of fresh water tanks" onboard.
- In operation of Mooring handling when arrival or departure, your position is at forecastle deck or poop deck. You must follow the order of Officer. Before that, you should standby heaving lines, both lines, fenders. standby for winch, and order for spray water for anchor.

- In maintenance works, you must follow Bosun. You will do maintenance off fire fighting appliances, life saving appliances, cargo gears, lubricate and grease for cranes and movable parts, chipping and painting structures and ship's hull.
Xem Thêm

08 November 2017

thumbnail

MARITIME ENGLISH – EXERCISES



UNIT 1. FREEBOARD AND LOAD LINE MARK
UNIT 2. DEADWEIGHT AND FREIGHT CARRYING CAPACITY
UNIT 3. THEORETICAL MEAN DRAUGHT “dH” AND DRAUGHT MARKS
UNIT 4. SHIP STABILITY
UNIT 5. FREE SURFACE EFFECT
UNIT 6. HULL STRENGTH
UNIT 7. STEERING SYSTEM
UNIT 8. STEERING GEARS
UNIT 9. RUDDERS
UNIT 10. ANCHORING EQUIPMENT
UNIT 11. MOORING WINCHES
UNIT 12. MOORING GUIDELINES
UNIT 13. HATCH COVERS
UNIT 14. CARGO CRANES
UNIT 15. LIFEBOATS ..
UNIT 16. LIFERAFTS
UNIT 17. RESCUE BOATS
UNIT 18. GLOBAL MARITIME DISTRESS SYSTEM
UNIT 19. PROPULSION SYSTEMS
UNIT 20. INTEGRATED PROPULSION SYSTEM
UNIT 21. DIESEL- ELECTRIC PROPULSION
...................
UNIT 37. INERT GAS SYSTEMS
Copyright: Katarzyna Babicz & Jan Babicz
Download : MARITIME ENGLISH – EXERCISES
Xem Thêm
thumbnail

Ship Knowledge : A Modern Encyclopedia

Ship Knowledge: A Modern Encyclopedia
Tác giả: Klaas van Dokkum 
Nội dung cuốn sách:
Shipwise
The Shape of a Ship
Ship’s Types
The Building of a Ship
Forces on a Ship
Laws and Regulations
Structural Arrangements
Closing Appliances
Cargo Gear/Lifting Appliances
Anchor and Mooring Gear
Engine Room
Propulsion and Steering Gear
Electrical Installations
Materials and Maintenance
Safety
Stability
Download : SHIP-KNOWLEDGE.pdf (668Mb)
Xem Thêm

09 September 2017

thumbnail

Tổng quan về Bè cứu sinh (Liferaft)



Bè cứu sinh (Liferaft) là thiết bị cứu sinh cực kỳ quan trọng đối với mọi tàu hàng, tàu khách … bên cạnh xuồng cứu sinh. Bè cứu sinh dễ dàng thả hơn so với xuồng cứu sinh trong tình huống khẩn cấp, việc sơ tán khỏi tàu có thể không cần được thực hiện bằng tay vì bè cứu sinh được thiết kế có khả năng tự thổi phồng. SOLAS chương III(*) cho ta biết chi tiết về chủng loại, số lượng bè cứu sinh phải trang bị cho tàu biển dựa trên kích cỡ và loại tàu.


Bè cứu sinh thường được lắp gần khu vực tập trung (muster station), về mạn trái và mạn phải gần xuồng cứu sinh, và về phía mũi và lái của tàu. Vị trí lắp đặt thường phụ thuộc vào kích cỡ của tàu. Bè cứu sinh được chứa trong một hộp chứa làm bằng sợi thủy tinh, kết hợp với khí nén áp suất cao để thổi phồng bè. Một bộ nhả thủy tĩnh (Hydrostatic Release Unit) nối hộp chứa bè với tàu, có tác dụng giải phóng bè khi tàu chìm vào nước.
Các đặc tính của bè được dán bên ngoài hộp chứa bao gồm sức chứa, ngày sản xuất, ngày bảo dưỡng, tên công ty… cùng với quy trình thả bè được minh họa dễ hiểu bằng hình ảnh. Dụng cụ sinh tồn cơ bản có trong bè gồm lương thực, pháo hiệu, áo phao…
Một vài tàu thì trang bị một hệ thống thả bằng cẩu davit cho phép thuyền bộ thổi phồng và vào bè ngay trên boong, nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm khi thuyền bộ tiếp xúc với nước biển.
Một số đặc điểm cơ bản của bè cứu sinh
– Bè thường là loại đóng từng phần hoặc đóng toàn toàn bằng một mái che để bảo vệ thuyền viên khỏi thời tiết xấu và ánh nắng trực tiếp.
– Mái che có màu cam để dễ nhìn thấy, trên mái che có may các sọc phản quang.
– Ống cao su của bè là loại hai lớp, khi một lớp thủng thì lớp kia giúp bè nổi.
– Sàn bè làm bằng vật liệu chống nước để nếu nước tràn vào thì có thể dễ dàng cho ra ngoài.
– Bè có các túi chứa nước ballast để ổn định tàu trong thời tiết xấu.
– Neo cũng là một dụng cụ để tăng tính ổn định của bè.
– Một ghềnh dốc hoặc thang được lắp đặt để thuyền viên dễ dàng vào bè.
– Một đèn chiếu sáng để dễ dàng định vị vị trí bè, thường được lắp trên nóc mái che.
– Các dây bên trong và bên ngoài dùng để giữ bè
– Bè còn bao gồm chỗ thông gió, chỗ quan sát bên ngoài và hệ thống hứng nước mưa.
******Yêu cầu của SOLAS đối với bè cứu sinh
– Mọi tàu hàng, hàng năm phải bảo dưỡng bè cứu sinh bởi người có chuyên môn trên bờ, thuyền bộ không được tự ý mở ra trên tàu.
– Bè cứu sinh phải chịu được trên 30 ngày trôi dạt trên biển.
– Bộ nhả thủy tĩnh phải được lắp đặt để tự động thổi bè khi tàu chìm.
– Hộp chứa bè phải tự nổi được.
– Bè phải chịu được cú nhảy của thuyền viên ở độ cao 15 feet (khoảng 4.572 m).
– Bè phải được trang bị dây néo/dây thừng dài trên 50 feet (15.24 m).
– Mái che phải có chỗ thò đầu quan sát và hệ thống hứng nước mưa.
– Lối vào bè phải là loại nhanh chóng đóng/mở dễ dàng.
– Tối thiểu hai khoang riêng biệt có thể nổi, mỗi khoang có thể chứa ít nhất 220 lít nước ballast.
– Sàn bè là loại chống nước và có tối thiểu một thang lên bè.
– Bộ dụng cụ sinh tồn và đèn phải có trên bè.
– Bè phải dễ dàng lật lại khi nó bị úp và phải có các dây cứu sinh trong và ngoài bè
Xem Thêm
thumbnail

Bản Lĩnh Thuyền Trưởng - Thuyền Trưởng Tiếu Văn Kinh

Từ xa xưa Thuyền trưởng là một danh hiệu cao quý mà bản thân tên gọi mang tính biểu tượng sâu sắc. Danh hiệu đó hàm chứa ý nghĩa truyền thống của nghề đi biển từ khi tổ tiên loài người vươn ra biển bằng thuyền buồm với những phẩm chất rất riêng của nghề sông nước. Tên gọi “Thuyền trưởng” còn mang âm hưởng của tiếng chuông uy lực trên buồng lái và khắc họa hình tượng oai phong, dũng mãnh của người cầm lái con tàu giữa biển khơi mênh mông đầy phong ba bão tố.

Vai trò và vị trí của Thuyền trưởng đã được xác định từ xa xưa trong con tim mọi người và cũng không khó để hình dung diện mạo của họ. Nhưng cho đến nay công việc thực tế của Thuyền trưởng đã thay đổi rất nhiều nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ngành vận tải biển hiện đại trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến tới như vũ bảo, vượt xa những gì đã được tích lủy mang tính truyền thống của nghề đi biển từ bao đời của tổ tiên.
Vậy phẩm chất gì đã tạo nên người Thuyền trưởng với đầy đủ bản lĩnh trong thời đại ngày nay. Chúng ta sẽ đặt lên vai Thuyền trưởng hiện đại những tiêu chí gì và những chỉ dẫn ra sao để thế hệ sĩ quan boong trẻ hiện nay rèn luyện, sẵn sàng vượt qua những thách thức trên con đường mà họ đang hướng tới phía trước để đạt danh hiệu Thuyền trưởng ?.

Thương trường vận tải biển không bao giờ yên tỉnh bởi những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh có nghĩa là bất cứ ở đâu các nhà hoạch định chiến lược luôn luôn tìm kiếm những giải pháp tốt hơn, hiệu quả cao hơn hướng tới giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận tối đa. Trong điều kiện các yêu cầu của luật lệ quốc tế về kỹ thuật và an toàn ngày càng khắc khe thì việc cắt giảm chi phí không còn là một giải pháp hoàn toàn hợp lý. Nay các công ty chỉ còn có thể cạnh tranh với nhau bằng hiệu quả quản lý. Cuộc cạnh tranh “mới“ đó được đan xen bằng hàng loạt giải pháp quản lý như quản lý chất lượng, quản lý môi trường biển và quản lý an toàn hàng hải, quản lý con người… Các nhà quản lý luôn luôn nhìn về phía trước, không những chỉ dựa vào truyền thống lâu đời của mình mà còn biết tận dụng cơ hội, tạo ra thế đứng, liên doanh, liên kết, chiếm lĩnh thị trường, thiết lập hệ thống quản lý tiên tiến, xây dựng thương hiệu mạnh, phát triển và đảm bảo hướng tới tương lai bền vững trong một chuyên ngành công nghiệp vận tải biển phức tạp, diễn biến nhanh chóng và đa dạng.
Trên “chiến trường” đầy tính cạnh tranh đó, công việc mua bán, thị trường giá cả hàng hóa luôn biến động. Ở đó các công ty liên tục thành lập, phát triển, suy thoái, hợp nhất, phá sản. Ở đó các con tàu ngày một già cỗi sẵn sàng bị thay thế bằng các con tàu đóng mới tốt hơn tân tiến hơn, hiệu quả hơn ra đời. Ở đó các quy tắc về quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực…, của các tổ chức quốc tế và các tổ chức chuyên ngành không ngừng đổi mới, bổ sung. Ở đó con người liên tục hoặc thăng tiến hoặc bị đào thải.
Trong chuỗi mắc xích giữa cạnh tranh và phát triển với môi trường đa dạng ấy, Thuyền trưởng với tư cách là một nhà quản lý, quản đốc trực tiếp trên các con tàu – một xí nghiệp di động – giữ vai trò rất đặc biệt để cải tiến, phát huy đặc điểm của vận tải thương mại, gia tăng không ngừng hiệu quả khai thác con tàu.
Như mọi người đều biết, cấu trúc và công việc kinh doanh của một công ty vận tải biển đã thay đổi rất lớn qua nhiều thế kỷ. Theo cách hiểu truyền thống thì công ty vận tải biển là một chủ thể sở hữu những chiếc tàu và thuê mướn thuyền viên cho riêng mình. Ngày nay, các chức năng quản lý của một công ty đã được tách biệt thành nhiều chuyên ngành điều hành riêng biệt như khai thác, sửa chữa, cung ứng vật tư, thuê mướn thuyền viên …, mà mối quan hệ với chúng là quan hệ hợp đồng.
Trong một tập thể làm việc hết mình thì vai trò của cá nhân và vai trò của công ty gắn chặt với nhau. Ngoài kiến thức chuyên môn, để góp phần thu lợi tối đa cho công ty, Thuyền trưởng phải học hỏi và hiểu biết công việc quản lý và kinh doanh của công ty, cống hiến tài năng của họ cho mục tiêu tối thượng của công ty với tư cách là một nhà quản lý chuyên nghiệp.
Khi mà hệ thống thông tin cũng như công nghệ làm thay đổi điều kiện làm việc, khi mà hình thức các nhà thầu phụ về quản lý, bảo dưỡng, cung ứng và cung cấp nhân lực được áp dụng và chấp nhận rộng rãi trong ngành trên toàn cầu làm biến động chi phí tác động trực tiếp đến giá thành vận tải thì cũng là lúc bắt đầu thời kỳ cạnh tranh thuê mướn, chuyển nhượng nghề Thuyền trưởng.
Quản lý một ngành kinh doanh mang tính cạnh tranh rất đặc thù như ngành vận tải biển không phải là việc dễ dàng. Không có một tổ chức kinh doanh nào lại bao gồm nhiều xí nghiệp kinh doanh, mỗi con tàu là một xí nghiệp, phân tán và di chuyển từng giây phút khắp thế giới như các công ty vận tải biển. Các thách thức về an toàn an ninh cũng hoàn toàn khác so với các ngành khác trên bờ. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, mối gắn bó qua lại hai chiều giữa Thuyền trưởng với Chủ tàu/ Người thuê tàu là điều kiện sống còn để dẫn tới thành công của công ty.

Như vậy trong quá trình hành nghề, Thuyền trưởng phải tiếp xúc và làm việc với các cấu trúc tổ chức quản lý khác nhau. Có thể đó chỉ là một cấu trúc quản lý đơn giản bao gồm một ông chủ tàu/người điều hành – Owner/ Operators mà cũng có thể là một cấu trúc chuyên ngành của một tập đoàn lớn kết nối nhiều con tàu của nhiều ông chủ có cùng quyền lợi bao gồm các giám đốc thương mại, giám đốc kỹ thuật, một hoặc vài giám đốc nhân sự… Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào công việc của Thuyền trưởng vẫn không thay đổi là đóng vai trò chiếc bản lề mà xoay quanh nó là các vấn đề thương mại, kỹ thuật, nhân sự trên tàu trong mỗi phiêu trình.
Mối quan hệ giữa Thuyền trưởng với chủ tàu và/hoặc người quản lý khai thác là một phần rất thiết thực của mắc xích quản lý kinh doanh. Theo truyền thống, Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước các chủ tàu về kết quả kinh doanh của các chuyến đi. Cũng có khi chủ tàu chỉ giữ mối quan hệ trực tiếp với Thuyền trưởng về mục đích kinh doanh và giành việc quản lý khai thác, quán xuyến luật pháp quốc tế cho công ty quản lý tàu. Bằng cách thu xếp các hợp đồng khác nhau, Thuyền trưởng cũng có thể quan hệ trực tiếp với công ty quản lý khai thác điều hành đồng thời quan hệ trực tiếp với các đại lý nhân sự (manning agent) về thuyền viên.
Trong điều kiện như vậy, cả hai thầu phụ (quản lý khai thác và quản lý nhân sự) đều muốn giảm thiểu đến mức nhỏ nhất các chi phí trong khuôn khổ các thỏa thuận trong hợp đồng với chủ tàu để đảm bảo mức tăng lợi nhuận. Thuyền trưởng cũng phải cố gắng giảm thiểu đến mức nhỏ nhất các chi phí bao gồm tổn thất do hư hỏng trang thiết bị và duy trì tiêu chuẩn an toàn để thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên liên quan như chủ tàu (Owner), Người quản lý khai thác (Manager), Các nhà thầu phụ ((Subcontractors), Người thuê tàu (The charterer), Chủ hàng (The cargo owner), Nhà chức trách (The regulatory authorities) và các Cơ quan phân cấp (The classification societies).
Lẽ dĩ nhiên Thuyền trưởng không những phải giữ mối liên hệ với chủ tàu mà còn phải giữ mối liên hệ với chủ hàng theo các nghĩa vụ trong hợp đồng. Lưu ý rằng, chủ hàng luôn luôn thay đổi. Bất cứ lý do gì, Thuyền trưởng và thuyền viên không được quên rằng lý do mà họ được thuê mướn, trả lương là để vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng, chủ hàng là khách hàng mà khách hàng là thượng đế.
Mối quan hệ giữa Thuyền trưởng và công ty quản lý thay đổi tùy theo phương thức quản lý của từng tổ chức và từ đó mức độ thông tin mà Thuyền trưởng được cung cấp cũng thay đổi. Một số nhà quản lý thì cung cấp cho Thuyền trưởng các chỉ thị trực tiếp về hàng hóa, cảng đích, dầu mỡ, phụ tùng vật tư, và thuyền viên. Nhưng Thuyền trưởng được biết rất ít các thông tin về tài chính, khả năng ngân sách. Một số công ty khác thì xem tàu là trung tâm định đoạt các loại chi phí. Họ cung cấp cho tàu các thông tin về tài chính cần thiết, cung cấp nguồn lực để Thuyền trưởng và nhóm quản lý của tàu tự định đoạt những gì mà họ cho là hợp lý nhất từ kế hoạch đưa tàu lên ụ đến việc cung ứng nhu cầu sinh hoạt cho thuyền viên, phụ tùng vật tư, đàm phán hợp đồng. Hợp đồng thuê tàu được đàm phán trên văn phòng nhưng có sự tham gia tư vấn của tàu.
Có nhiều hình thức để tổ chức một công ty vận tải. Nhưng dưới sức ép của Bộ luật quản lý an toàn ISM Code bắt buộc theo SOLAS, để Bộ luật này được thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả, các công ty vận tải biển đang thiên về xu hướng lấy Thuyền trưởng làm trung tâm của tất cả công việc điều hành hoạt động của con tàu.
Cách tổ chức như vậy đã đặt lên vai của Thuyền trưởng trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi Thuyền trưởng không những là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy giỏi mà còn phải là người hướng dẫn thuyết phục, đào tạo huấn luyện sự thành thạo mọi việc cho đội ngủ thuyền viên trên một con tàu mà có thể họ chưa quen thuộc. Thuyền trưởng phải hiểu và thành thạo các chức năng chuyên ngành khác nhau để kiểm soát tất cả các họat động trên tàu. Các chức năng đó là quản lý tài chính của tàu bao gồm dự toán chuyến đi và kiểm soát chi phí hoạt động. Đó là quản lý hiệu quả nguồn nhân lực trong một lĩnh vực mà chính sách con người được xã hội quan tâm thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền” - Công ước Lao động Hàng hải MLC 2006. Đó là chức năng quản lý các hoạt động kinh doanh, nói khác đi là chức năng chuyển tải các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu trên giấy thành hiện thực một cách hiệu quả trong mỗi phiêu trình trên cơ sở áp dụng các giải pháp ngăn ngừa tai nạn và rủi ro.
Vậy quản lý là gì ?.Có thể hình dung, quản lý như lái một con tàu trên biển. Đầu tiên trước khi tàu xuất phát phải làm rõ cảng đích, Khi đã biết cảng đích thì phải thiết lập một kế hoạch hành trình tỉ mỉ. Trong suốt hành trình phải luôn xác định vị trí con tàu. Nếu tàu đi chệch hướng đã định phải áp dụng những biện pháp điều chỉnh. Nghĩa là phải luôn luôn thực thi việc kiểm soát mọi hoạt động của con tàu một cách chặt chẽ và hiệu quả. Nói một cách khái quát, quản lý là một hoạt động thiết yếu và quan trọng để mang lại hiệu quả tài chính của một công ty, xí nghiệp, nó phải đảm bảo sự phối hợp nổ lực cá nhân, vận dụng tất cả nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu đã định. Để thành công Thuyền trưởng phải làm rõ mục tiêu trước khi bắt đầu hành trình, thực thi và kiểm soát công việc, lãnh đạo, kích thích và thúc đẩy nguồn lực con người.
An toàn, ngoài việc bảo vệ mạng sống con người, còn có vai trò rất lớn nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại trên biển. An toàn cũng phải được quản lý theo tiêu chuẩn quốc. tế. Đã là con người thì có thể mắc sai lầm sơ suất, lơ đễnh, gây ra sự cố tai nạn. Thuyền trưởng phải đặt công tác quản lý an toàn lên trên hết. Thuyền trưởng phải huấn luyện, thuyết phục và kiểm soát, khuyến khích, cổ vũ thói quen an toàn, gầy dựng văn hóa an toàn trong mọi công việc, nhanh chóng nhận dạng các sai sót, nguy cơ trên tàu và kịp thời hiệu chỉnh, ngăn chặn.
Một số Thuyền trưởng cho rằng nhiệm vụ của họ chỉ là đảm bảo an toàn cho con tàu, ngoài ra không còn gì nữa. Đó là một quan niệm cực đoan. An toàn và kinh tế là hai mặt song song tồn tại trong công tác quản lý trên tàu. Một con tàu sau một phiêu trình trở về an toàn mà doanh thu không bù nổi chi phí thì cũng nên thay thế Thuyền trưởng hoặc bán đứt con tàu ấy đi.

Nhưng Thuyền trưởng sẽ không thực hiện được đầy dủ chức năng của mình nếu chủ tàu không xác định rõ mục tiêu của công ty và trách nhiệm của Thuyền trưởng. Việc thực thi Bộ luất An toàn Quốc tế phải nói là một bước tiến rất có giá trị theo cách nhìn về sự hợp tác điều hành của công ty trên bờ và Thuyền trưởng trên tàu như là một thực thể thống nhất nhắm tới mục tiêu chung là an toàn và kinh tế. Điều đó cũng tạo ra cho Thuyền trưởng một cơ hội để chứng minh rằng họ có một vai trò quan trọng trong việc khai thác hiệu quả kinh doanh của con tàu. Để làm được điều đó thì Thuyền trưởng phải có đủ hai yếu tố là mong muốn được làm việc và đủ năng lực để làm việc. Để đạt được cả hai yếu tố đó thì không còn gì hơn là Thuyền trưởng phải tự tạo ra niềm say mê cho mình và không ngừng học hỏi.
Thuyền trưởng có quyền tối hậu và chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định đối với an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và yêu cầu sự trợ giúp của công ty khi cần. Chương V SOLAS, Quy định 34 yêu cầu chủ tàu, người thuê tàu hoặc công ty khai thác tàu hoặc bất kỳ ai không được cản trở hoặc hạn chế đối với việc thực hiện bất kỳ quyết định nào của Thuyền trưởng mà theo sự phán xét chuyên môn của Thuyền trưởng, quyết định đó là cần thiết cho an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển.
Địa vị pháp lý của Thuyền trưởng VN cũng giống như các quốc gia trên toàn thế giới, theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật hàng hải VN nêu rõ Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của Thuyền trưởng. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
Thuyền trưởng VN cần nhận thức đẩy đủ sứ mệnh cao cả của mình đối với sự nghiệp đi biển, nhanh chóng tích lủy kinh nghiệm, nâng cao tính phấn đấu, tinh thần trách nhiệm trên mỗi cương vị công tác, không quay lưng với nghề đi biển. Nhanh chóng học hỏi, khắc phục những yếu kém về quản lý, đặc biệt nâng cao trình độ luật pháp hàng hải quốc tế và Anh ngữ, rèn dũa bản lĩnh, vươn xa cầm tay lái các con tàu trong đội tàu thế giới. Mang danh hiệu Thuyền trưởng, lúc nào cũng phải giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tiếp nối truyền thống và giỏi giang hơn cha ông, nắm lấy đỉnh cao của nghề đi biển hiện đại, góp phần tạo dựng một đất nước VN có ngành vận tải biển phát triển, khẳng định vị thế trên cộng đồng hàng hải quốc tế./.
Nguồn : Thuyền Trưởng Tiếu Văn Kinh
Xem Thêm

04 September 2017

thumbnail

Sổ tay hướng dẫn huấn luyện cứu sinh - Life Saving Appliances (LSA) Training Manual

Cuốn Sổ tay huấn luyện thích hợp cho sử dụng trên tàu các loại khác nhau tham gia hành trình tuyến quốc tế và trên tàu hoạt động hạn chế trong vùng biển nội địa nhưng có xuồng cứu sinh. Tài liệu hoàn toàn tuân theo Điều 35 bản sửa đổi 1996 của Công ước An toàn sinh mạng trên biển 1974, đòi hỏi các tàu tuân theo SOLAS phải có cuốn Sổ tay này. Mục tiêu của cuốn sổ tay này là cung cấp cho toàn bộ thuyền viên thông tin về thiết bị cứu sinh kỹ thuật sống sót, và ý nghĩa của các báo động. Trong khi mọi nỗ lực đã và đang được thực hiện để cung cấp các thông tin cập nhật, người đọc phải lưu rằng các qui định và tiêu chuẩn thực hiện thường xuyên được nâng cấp và các nghiên cứu liên tục về thuốc và cải tiến thiết bị cứu sinh có ý nghĩa là các dữ liệu cấp cần được kiểm tra chéo với các nguồn khác hiện thời. Sỏ tay cần được đọc cùng với Các chỉ thị của chủ tàu và của Thuyền trưởng và được hiểu là áp dụng cho tàu cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét qui trình sơ tán và bố trí phương tiện cứu sinh trên tàu có mạn khô cao, tàu khách, tàu có đặc điểm thiết kế đặc biệt và tàu có số lượng thuyền viên hạn chế. Khi tham khảo các văn bản pháp luật và qui định của SOLAS trên tàu, yêu cầu chung phải nêu ra. Các chi tiết liên quan đến tàu cụ thể thay đổi tùy thuộc vào quốc gia tàu mang cờ và tuổi và loại tàu. Sổ tay này được sử dụng như là một khuôn mẫu hoặc nguồn tham khảo cho những người có nhiệm vụ hướng dẫn người khác trên tàu, trong công ty về mục đích và thiết bị cứu sinh; các qui trình bỏ tàu; và phương pháp tốt nhất để sống sót. Thêm vào đó, nó có chủ định là nguồn tham khảo cho tất cả mọi người và một bản cần được cung cấp cho câu lạc bộ và phòng nghỉ để có sẵn sàng tiếp cận nội dung. Chi tiết liên quan tới thiết bị cứu sinh và hệ thống cụ thể trên tàu phải đưa vào phần cuối, trong khi đó các ghi chép phải được điền đầy đủ trong phần sửa đổi của cuốn Sổ tay này cho trong trang sau tiêu đề. Cuối cùng, chủ tàu, người khai thác tàu và người sử dụng được nhắc nhở về các qui định để bảo đảm tất cả các thiết bị cứu sinh trong tình trạng tốt trước khi tàu rời cảng và trong suốt thời gian hành trình trên biển.
Tải về : Sổ tay hướng dẫn huấn luyện cứu sinh
Cảm ơn bản dịch của Bùi Hoàng Tiệp
Xem Thêm